Rate this post
♦️♦️ [𝐺𝑖𝑎̉𝑖 đ𝑎́𝑝 𝑡𝑢̛̀ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎] VIÊM TAI GIỮA CÓ CẦN DÙNG KHÁNG SINH KHÔNG? ♦️♦️
Viêm tai giữa (VTG) cấp được cho là là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải sử dụng kháng sinh. 🤔🤔🤔
Trước đây, người ta cho rằng 𝟭𝟬𝟬% các trường hợp VTG cấp đều do vi khuẩn gây ra và chắc chắn sẽ có kháng sinh trong đơn thuốc điều trị.
Tuy nhiên, 𝘃𝗮̂́𝗻 đ𝗲̂̀ 𝗻𝗮̀𝘆 𝗹𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗰𝗼̀𝗻 đ𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶 đ𝗶𝗲̂̉𝗺 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣𝗶?
Hãy cùng nghe giải đáp từ chuyên gia của Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng Heka nhé!
✍️ Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng viêm tai giữa hoàn toàn có thể phát triển do biến chứng của CÚM hoặc CẢM LẠNH THÔNG THƯỜNG (các tác nhân do virus) và kháng sinh KHÔNG phải là lựa chọn để điều trị.
✍️ Với những tiến bộ trong nghiên cứu về vi sinh học, virus ngày càng được phát hiện nhiều hơn trong dịch tai giữa của trẻ em bị viêm tai giữa cấp. Các virus thường gặp bao gồm: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus gây cảm lạnh thông thường (rhinovirus), virus cúm (influenza viruses), human metapneumovirus, adenoviruses…
✍️ Kháng sinh không diệt được virus, bởi vậy chính từ những phát hiện này có thể thấy rằng không phải trường hợp nào được chẩn đoán VTG cấp cũng ngay lập tức phải dùng kháng sinh để điều trị.
✍️Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách dễ dẫn tới lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn trong chẩn đoán đồng thời tăng nguy cơ kháng thuốc. Bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mạn tính và có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.
❗❗Chính vì vậy, trong điều trị viêm tai giữa cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý ra các hiệu thuốc mua thuốc về để nhỏ tai cho con hay cho con uống mà nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.
ViÊm Tai GiỮa CÓ CẦn DÙng KhÁng Sinh KhÔng?
ViÊm Tai GiỮa CÓ CẦn DÙng KhÁng Sinh KhÔng
Phần lớn (theo số liệu thống kê hơn 90%) các trường hợp mắc viêm tai giữa cấp có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh trong điều trị là khá phổ biến.
Vậy nhưng 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐜𝐡𝐨 đ𝐮́𝐧𝐠 là điều ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG quyết định tới hiệu quả điều trị.
Các chuyên gia từ Phòng khám Heka sẽ giải đáp 2 thắc mắc lớn khi sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tai giữa (VTG) cấp ở trẻ như sau:
1️⃣ 𝗞𝗵𝗶 𝗻𝗮̀𝗼 𝗸𝗵𝗮́𝗻𝗴 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝘀𝗲̃ đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗰𝗵𝗶̉ đ𝗶̣𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗩𝗧𝗚 𝗰𝗮̂́𝗽?
ViÊm Tai GiỮa CÓ CẦn DÙng KhÁng Sinh KhÔng?
ViÊm Tai GiỮa CÓ CẦn DÙng KhÁng Sinh KhÔng?
Sau khi được khám và chẩn đoán VTG cấp thường có hai phương thức để điều trị như sau:
🔸 Đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑙𝑎̣̂𝑝 𝑡𝑢̛́𝑐 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑖𝑛ℎ
Các trường hợp được khuyến cáo theo phương pháp này:
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi
– Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi bị viêm tai giữa cấp một hoặc cả hai bên tai
– Trẻ hơn 2 tuổi có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc, đau nhức kéo dài hơn 48 giờ, sốt ≥ 39°C trong 48 giờ, viêm tai giữa cấp cả 2 bên, chảy dịch ở tai…
🔸 𝑇𝑟𝑖̀ ℎ𝑜𝑎̃𝑛 𝑠𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑖𝑛ℎ
(Chỉ sử dụng kháng sinh sau 48 – 72 giờ nếu như các triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi.)
Phương pháp trì hoãn kháng sinh có thể áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, cụ thể: Trẻ hơn 2 tuổi không có bất thường về sọ mặt, không bị suy giảm miễn dịch, có các triệu chứng nhẹ, không chảy dịch tai.
❗Việc lựa chọn phương thức điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh và một phần từ đề nghị của cha mẹ/ người chăm sóc trẻ.
2️⃣ 𝗞𝗵𝗶 𝘀𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗮́𝗻𝗴 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗩𝗧𝗚 𝗰𝗮̂́𝗽 𝗰𝗮̂̀𝗻 𝗹𝘂̛𝘂 𝘆́ 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗴𝗶̀?
ViÊm Tai GiỮa CÓ CẦn DÙng KhÁng Sinh KhÔng?
ViÊm Tai GiỮa CÓ CẦn DÙng KhÁng Sinh KhÔng?
📌 𝗞𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝘂̛̣ 𝘆́ 𝗴𝗶𝗮̉𝗺 𝗹𝗶𝗲̂̀𝘂: Uống đúng liều lượng và tuân thủ theo đơn được kê
Lưu ý, nhiều cha mẹ thấy bác sĩ kê kháng sinh với liều cao hơn trong hướng dẫn sử dụng thuốc (có thể thông tin đã lỗi thời) hoặc nghe theo lời tư vấn của tiệm bán thuốc mà tự ý cắt giảm liều thuốc điều trị của con, đây là SAI LẦM thường gặp dẫn tới việc điều trị viêm tai giữa không thể khỏi.
📌 𝗞𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝘂̛̣ 𝘆́ 𝗱𝘂̛̀𝗻𝗴 𝘂𝗼̂́𝗻𝗴: Thời gian uống kháng sinh là 3,5,7 hay 10 ngày hoặc nhiều ngày hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chỉ được dừng uống khi bác sĩ kết luận viêm tai giữa đã khỏi.
Việc uống kháng sinh với liều quá thấp và/hoặc dừng uống kháng sinh quá sớm chính là tiền đề tạo ra 𝑣𝑖 𝑘ℎ𝑢𝑎̂̉𝑛 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐, quy trình đó cứ lặp đi lặp lại với nhiều loại kháng sinh khác nhau sẽ tạo ra 𝑠𝑖𝑒̂𝑢 𝑣𝑖 𝑘ℎ𝑢𝑎̂̉𝑛 đ𝑎 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 (kháng nhiều loại kháng sinh), đến khi đó việc lựa chọn kháng sinh để điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
📌 𝗖𝗮̂̀𝗻 đ𝗮́𝗻𝗵 𝗴𝗶𝗮́ 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗾𝘂𝗮̉ đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ của kháng sinh cho tình trạng viêm tai giữa sau tối đa 3 ngày, nếu không đáp ứng điều trị cha mẹ cần cùng bác sĩ đánh giá lại phương án điều trị tránh để con uống kháng sinh kéo dài mà không hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *