



Viêm tai giữa (VTG) cấp được cho là là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải sử dụng kháng sinh. 





Trước đây, người ta cho rằng 𝟭𝟬𝟬% các trường hợp VTG cấp đều do vi khuẩn gây ra và chắc chắn sẽ có kháng sinh trong đơn thuốc điều trị.
Tuy nhiên, 𝘃𝗮̂́𝗻 đ𝗲̂̀ 𝗻𝗮̀𝘆 𝗹𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗰𝗼̀𝗻 đ𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶 đ𝗶𝗲̂̉𝗺 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣𝗶?
Hãy cùng nghe giải đáp từ chuyên gia của Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng Heka nhé!






Phần lớn (theo số liệu thống kê hơn 90%) các trường hợp mắc viêm tai giữa cấp có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh trong điều trị là khá phổ biến.
Vậy nhưng 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐜𝐡𝐨 đ𝐮́𝐧𝐠 là điều ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG quyết định tới hiệu quả điều trị.
Các chuyên gia từ Phòng khám Heka sẽ giải đáp 2 thắc mắc lớn khi sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tai giữa (VTG) cấp ở trẻ như sau:

Sau khi được khám và chẩn đoán VTG cấp thường có hai phương thức để điều trị như sau:

Các trường hợp được khuyến cáo theo phương pháp này:
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi
– Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi bị viêm tai giữa cấp một hoặc cả hai bên tai
– Trẻ hơn 2 tuổi có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc, đau nhức kéo dài hơn 48 giờ, sốt ≥ 39°C trong 48 giờ, viêm tai giữa cấp cả 2 bên, chảy dịch ở tai…

(Chỉ sử dụng kháng sinh sau 48 – 72 giờ nếu như các triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi.)
Phương pháp trì hoãn kháng sinh có thể áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, cụ thể: Trẻ hơn 2 tuổi không có bất thường về sọ mặt, không bị suy giảm miễn dịch, có các triệu chứng nhẹ, không chảy dịch tai.



Lưu ý, nhiều cha mẹ thấy bác sĩ kê kháng sinh với liều cao hơn trong hướng dẫn sử dụng thuốc (có thể thông tin đã lỗi thời) hoặc nghe theo lời tư vấn của tiệm bán thuốc mà tự ý cắt giảm liều thuốc điều trị của con, đây là SAI LẦM thường gặp dẫn tới việc điều trị viêm tai giữa không thể khỏi.

Việc uống kháng sinh với liều quá thấp và/hoặc dừng uống kháng sinh quá sớm chính là tiền đề tạo ra 𝑣𝑖 𝑘ℎ𝑢𝑎̂̉𝑛 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐, quy trình đó cứ lặp đi lặp lại với nhiều loại kháng sinh khác nhau sẽ tạo ra 𝑠𝑖𝑒̂𝑢 𝑣𝑖 𝑘ℎ𝑢𝑎̂̉𝑛 đ𝑎 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 (kháng nhiều loại kháng sinh), đến khi đó việc lựa chọn kháng sinh để điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Xem thêm: