Rate this post

 Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách phân biệt sốt do viêm amidan với các nguyên nhân khác. Việc nhận biết đúng dấu hiệu trẻ bị viêm amidan gây sốt sẽ giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc chăm sóc và điều trị kịp thời cho con.

1. Bệnh viêm amidan là gì ? 

     Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm tại amidan – một tổ chức bạch huyết quan trọng nằm ở phía sau hầu họng. Amidan đóng vai trò như “hàng rào miễn dịch đầu tiên”, giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp và tiết ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Amidan gồm có các thành phần chính:

• Amidan khẩu cái (lớn nhất, nằm hai bên thành họng)

• Amidan vòm

• Amidan vòi

• Amidan lưỡi

Trong đó, amidan khẩu cái là bộ phận dễ bị tấn công và viêm nhiễm nhất. Viêm amidan có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc hơn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, hoặc ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Amidan Gây Sốt: Nhận Biết Sớm Điều Trị Hiệu Quả

2. Vì sao trẻ bị viêm amidan?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc viêm amidan, bao gồm:
• Nhiễm virus: Trẻ có thể bị viêm amidan do nhiễm các loại virus như Adenovirus, Enterovirus, virus cúm, Parainfluenza…
• Vệ sinh kém: Việc không rửa tay sạch, dùng chung đồ dùng hoặc không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
• Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn đồ lạnh, cay nóng, nước ngọt có gas cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm amidan ở trẻ.
• Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá… đều là những tác nhân kích thích amidan sưng viêm.
• Thời tiết thay đổi: Chuyển mùa, đặc biệt là khi trời lạnh, nhiệt độ giảm sâu khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus phát triển

3. Dấu hiệu cảnh báo trẻ em bị viêm amidan

* Trẻ bị sốt từ nhẹ đến cao :

Triệu chứng sốt thường xuất hiện sớm trong 1–2 ngày đầu khi amidan bắt đầu viêm. Trẻ có thể sốt nhẹ (37,5 – 38°C) hoặc sốt cao (trên 38,5°C), kèm theo cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều. Trường hợp nặng, trẻ có thể sốt liên tục, khó hạ sốt bằng thuốc thông thường.

* Đau họng, khó nuốt :

Khi amidan sưng to và viêm, trẻ sẽ cảm thấy đau họng rõ rệt, đặc biệt là khi nuốt thức ăn hoặc uống nước. Điều này khiến trẻ thường biếng ăn, bỏ bú hoặc quấy khóc mỗi khi ăn uống.

* Ho khan, khàn tiếng, hơi thở có mùi :

Viêm amidan có thể gây kích thích cổ họng khiến trẻ ho khan, nói giọng khàn hoặc có mùi hôi trong hơi thở do mủ ứ đọng ở amidan. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nếu cha mẹ để ý kỹ.

* Quan sát amidan sưng đỏ hoặc có mủ trắng :

Khi soi họng cho trẻ, có thể thấy rõ 2 bên amidan sưng to, đỏ, hoặc xuất hiện những chấm trắng, đốm mủ. Đây là biểu hiện điển hình của viêm amidan cấp hoặc viêm amidan có mủ.

* Các dấu hiệu toàn thân khác :

Ngoài sốt và đau họng, trẻ có thể kèm theo đau đầu, mệt mỏi, ngủ không yên, nổi hạch vùng cổ hoặc nách, thở khò khè hoặc ngáy khi ngủ.

Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Amidan Gây Sốt: Nhận Biết Sớm Điều Trị Hiệu Quả

4. Bố mẹ cần làm gì khi con bị viêm amidan?

Khi trẻ bị viêm amidan, đặc biệt là kèm theo triệu chứng sốt cao, quấy khóc, biếng ăn, bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh và xử lý đúng cách để giúp con nhanh chóng hồi phục.

Điều đầu tiên cần làm là hạ sốt cho trẻ, sau đó theo dõi các triệu chứng đi kèm và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết. Dưới đây là những việc bố mẹ nên thực hiện:

Các biện pháp hạ sốt tại nhà an toàn cho trẻ:

• Chườm ấm và lau người: Dùng khăn ấm lau ở các vùng như nách, bẹn, trán để giúp hạ nhiệt tự nhiên.

• Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách: Có thể dùng Paracetamol với liều lượng phù hợp theo cân nặng của trẻ. Tuyệt đối không dùng thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

• Mặc quần áo thoáng mát: Không quấn chăn hay mặc đồ dày khi trẻ sốt, kể cả khi con có biểu hiện rét run. Việc giữ nhiệt quá mức có thể khiến sốt nặng hơn.

• Bổ sung nước: Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả ấm hoặc pha oresol đúng cách để tránh mất nước.

• Chế độ ăn phù hợp: Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp. Tránh các thực phẩm lạnh, cay nóng hoặc quá cứng.

Lưu ý quan trọng:

• Không tự ý áp dụng các mẹo dân gian như đắp lá, dùng rượu gừng, xông hơi quá nóng… vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

• Việc hạ sốt chỉ là bước xử lý tạm thời, không thay thế điều trị gốc bệnh.

• Đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị viêm amidan đúng cách, đặc biệt nếu sốt kéo dài quá 48 giờ, trẻ có dấu hiệu khó thở, bỏ ăn, co giật do sốt cao.

*Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ?

Nếu trẻ sốt liên tục trên 2 ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường, có biểu hiện khó thở, bỏ ăn hoàn toàn, hoặc nôn ói – cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm. Việc điều trị viêm amidan sớm giúp hạn chế biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, hoặc áp xe quanh amidan

___________

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”
📍Địa chỉ: 143 Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
⏱ Thời gian làm việc: 8h00 – 20h00
📞 Hotline: 0916.666.143
#phongkhamtaimuihong #phongkhamtaimuihongheka #viemamidan #

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *