

Viêm tai giữa thanh dịch (hay viêm tai giữa tiết dịch, ứ dịch) là tình trạng có dịch mạn tính trong tai giữa, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn trong giai đoạn trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi.


Bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng hay các biểu hiện cấp tính nên cha mẹ thường khó nhận biết, dễ chủ quan và bỏ qua.
Triệu chứng chính của bệnh có thể là ù tai và/ hoặc nghe kém ở mức độ nhẹ, ngoài ra không có các dấu hiệu khác về bệnh học ở tai như đau tai, chảy mủ tai. Vì thế, bệnh thường không được phát hiện trong thời gian dài.
Nhiều trẻ chỉ tình cờ được phát hiện ra bệnh khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên gây chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch, tuy nhiên chủ yếu là do rối loạn chức năng vòi nhĩ (Eustache). Ngoài ra, vì vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và rộng hơn ở người lớn nên vi trùng, virus vùng mũi họng dễ đi theo đường vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus với giai đoạn đầu là sự tiết dịch ở hòm nhĩ.
Bên cạnh đó, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ gây tắc mũi, giảm thông khí cũng dẫn đến tắc nghẽn vòi nhĩ gây ra viêm tai giữa.

Thông thường, cứ 10 trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc viêm tai giữa thanh dịch dịch. Bệnh nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng hơn, có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, xẹp màng nhĩ, xơ hóa chuỗi xương trong tai làm suy giảm thính lực – nghe kém. Nghiêm trọng hơn có thể hình thành khối cholesteatoma phá hủy xương trong tai giữa và cơ quan lân cận.


Các bậc phụ huynh cần lưu ý nếu thấy trẻ có hiện tượng nghe kém nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được làm các phương pháp chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch như: soi tai, đo nhĩ lượng, đo thính lực…
Dựa theo kết quả của các kiểm tra này, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp.
____________
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”



Xem thêm: