[𝐻𝑒𝑘𝑎 𝑚𝑎́𝑐ℎ 𝑏𝑎̣𝑛] VỆ SINH TAI CHO TRẺ TẠI NHÀ ĐÚNG CÁCH
VỆ Sinh Tai Cho TrẺ TẠi NhÀ ĐÚng CÁch
Vệ sinh tai cho trẻ thường xuyên sẽ giúp tai trẻ luôn sạch sẽ, từ đó sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh đúng cách có thể khiến tai trẻ bị sưng tấy, viêm tai, tai bị sưng đau…
Cùng tìm hiểu cách vệ sinh tai cho trẻ đúng cách cha mẹ có thể thực hiện tại nhà
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟏: 𝐕𝐞̣̂ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐛𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐨𝐚̀𝐢 𝐭𝐚𝐢
Vệ sinh tai ngoài một cách nhẹ nhàng với khăn ẩm là phương pháp được các Bác sĩ khuyên dùng nhất (ngoài ra bạn có thể dùng bông y tế).
Thấm ướt khăn mềm/ bông y tế bằng nước ấm, sạch (hoặc nước muối sinh lý ấm).
Vắt khăn thật kỹ để tránh nước nhỏ vào tai.
Nhẹ nhàng lau phía sau tai và xung quanh bên ngoài mỗi tai.
Hãy lưu ý lau sạch khu vực có nhiều nếp gấp của tai vì đây là nơi vi khuẩn thường tích tụ và gây bệnh.
Lau khô tai cho bé sau khi vệ sinh bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟐: 𝐋𝐚̂́𝐲 𝐫𝐚́𝐲 𝐭𝐚𝐢
Tùy vào đặc điểm ráy tai của trẻ, chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp nhất.
Tuyệt đối không dùng các vật dụng sắc như móng tay và hạn chế dùng tăm bông để lấy ráy tai cho trẻ vì có thể khiến ráy tai đi sâu vào bên trong hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Nếu sử dụng tăm bông thì cần dùng loại dành riêng cho trẻ sơ sinh (kích thước đầu bông nhỏ và không quá nhọn).
Để an toàn mẹ chỉ nên: Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm lau nhẹ xung quanh vành tai cho con sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.
Trong trường hợp ráy tai nhiều, vón cục, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý an toàn cho trẻ, nhỏ vào tai 1-2 giọt, 3-4 lần trong ngày để ráy tai mềm và vỡ ra. Sau đó thực hiện các bước như trên.
Để đạt hiệu quả vệ sinh tai an toàn và tối ưu nhất, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa về Tai Mũi Họng để thực hiện lấy ráy tai cho trẻ.