Rate this post

1.Nguyên nhân gây cảm cúm và viêm mũi dị ứng

1.1. Cảm cúm: Do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc qua đồ vật bị nhiễm virus. Bệnh cúm thường xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc vào mùa lạnh.
1.2 Viêm mũi dị ứng: Là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi, lông động vật, mạt nhà, thực phẩm hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Viêm mũi dị ứng không do virus hay vi khuẩn mà liên quan đến cơ địa nhạy cảm của từng người.

2.Triệu chứng đặc trưng của cảm cúm và viêm mũi dị ứng

2.1.Cảm cúm:

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Người bệnh có thể sốt kéo dài, kèm theo cảm giác ớn lạnh.

– Mệt mỏi, đau nhức toàn thân: Cơ thể cảm thấy rã rời, không muốn vận động.

– Hắt hơi, nghẹt mũi: Tuy nhiên, không liên tục mà xuất hiện rải rác.

– Đau đầu, đau họng: Một số trường hợp có kèm đau tai, đau mắt hoặc khó chịu ở vùng xoang mũi

2.2 Viêm mũi dị ứng:
– Hắt hơi liên tục: Thành từng tràng dài, đặc biệt vào buổi sáng hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên.
– Chảy nước mũi trong: Nước mũi chảy liên tục và chuyển sang đặc dần khi không điều trị.
– Ngứa mũi, nghẹt mũi: Thường xuyên có cảm giác ngứa mũi, muốn dụi hoặc ngoáy mũi.
– Không sốt: Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với cảm cúm.

3.Cách điều trị hiệu quả cảm cúm và viêm mũi dị ứng.

3.1.Cảm cúm:

– Nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể và bổ sung nhiều nước.
– Ăn uống đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
– Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau hoặc thuốc trị các triệu chứng như nghẹt mũi, đau họng theo chỉ định của bác sĩ.
– Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để làm sạch dịch nhầy và ngăn ngừa bội nhiễm.
– Trong trường hợp nặng hoặc có nguy cơ biến chứng, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị kịp thời.
3.2.Viêm mũi dị ứng:
– Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, mùi hóa chất mạnh, lông động vật hoặc môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột.
– Sử dụng thuốc kháng histamin hoặc thuốc xịt mũi chứa corticoid (theo đơn của bác sĩ) để giảm các triệu chứng khó chịu.
– Thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi chuyên dụng để loại bỏ các chất gây dị ứng.
– Với trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính, nên đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và áp dụng các phương pháp điều trị lâu dài như miễn dịch liệu pháp.

4.Sự Nguy Hiểm Khi Điều Trị Sai Cách 

– Đối với cảm cúm: Nếu không điều trị đúng, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm tai giữa hoặc viêm xoang nặng.
– Đối với viêm mũi dị ứng: Bệnh có thể chuyển sang viêm xoang dị ứng hoặc viêm mũi mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

5.Khi Nào Nên Đi Khám Bác Sĩ ?

– Cảm cúm kéo dài hơn 7 ngày, sốt cao không giảm dù đã dùng thuốc.
– Viêm mũi dị ứng gây khó chịu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc công việc.
– Xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như khó thở, đau tai, đau xoang hoặc chảy dịch mũi màu xanh/vàng.
____________
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”
📍Địa chỉ: 143 Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
⏱ Thời gian làm việc: 8h00 – 20h00
📞 Hotline: 0916.666.143

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *