Rate this post
Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong
1. ĐỊNH NGHĨA BỆNH BẠCH HẦU:
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
– Ca bệnh lâm sàng:
+ Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
+ Khám thấy có giả mạc. Cần phân biệt tính chất của giả mạc bạch hầu với giả mạc mủ. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc mầu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan. Còn giả mạc mủ thì sẽ bị hoà tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.
+ Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% – 10%.
– Ca bệnh xác định: Phân lập vi khuẩn bạch hầu dương tính từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng.
2. CÁC DIỄN BIẾN BAN ĐẦU VÀ TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng của bạch hầu hô hấp thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi nhiễm trùng.
Các triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất là đau họng, khó chịu ở họng, nổi hạch vùng cổ và sốt nhẹ.
Trong ít nhất một phần ba số trường hợp, sự hình thành độc tố tại chỗ gây ra sự hình thành một màng giả hợp nhất bao gồm fibrin hoại tử, bạch cầu, hồng cầu, tế bào biểu mô và các sinh vật (gọi là 𝒈𝒊𝒂̉ 𝒎𝒂̣𝒄).
Màng này có thể lan đến đến bất kỳ phần nào của đường hô hấp từ vòm mũi họng đến khí quản phế quản.
Có tới 𝒉𝒂𝒊 𝒑𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒃𝒂 𝒔𝒐̂́ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒉𝒐̛̣𝒑 tổn thương ảnh hưởng đến amidan hầu họng; tổn thương ảnh hưởng đến các vùng thanh quản, mũi và khí quản phế quản ít phổ biến hơn.
Độc tố bạch hầu có thể dẫn đến tổn thương tim và hệ thần kinh. Rối loạn chức năng tim có biểu hiện lâm sàng ở khoảng 10 đến 25% bệnh nhân; độc tính thần kinh xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân.
Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ t.ử vong thường dao động từ 5 đến 10%. Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ t.ử vong là khoảng 𝟱𝟬%.
Bệnh bạch hầu biểu hiện bởi các triệu chứng tại họng nên theo khuyến cáo ngay khi xuất hiện tình trạng đau họng hay khó chịu ở họng thì bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa về Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt.
Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn, hãy liên hệ phòng khám Heka bạn nhé!
____________
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”
📍Địa chỉ: 143 Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
⏱ Thời gian làm việc: 8h00 – 20h00
📞 Hotline: 0916.666.143

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *