Dị ứng môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ Tai Mũi Họng trẻ em (Phần 2)
Như Heka đã đề cập trong bài trước, trẻ có thể bị dị ứng môi trường và gây ra tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, ho… kéo dài. Từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống.
Trong bài này, phòng khám Heka sẽ làm rõ hơn về cách để phát hiện dị ứng, các phương pháp điều trị và phòng ngừa dị ứng môi trường ở trẻ.


Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ và khám kiểm tra. Sau đó có thể cần làm một vài xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm dị ứng dưới da (nhỏ một giọt chất thử lên da của bé và tạo ra một vết chích nhỏ trên da, sau đó xem da của trẻ có chuyển sang màu đỏ hay nổi sần lên không). Xét nghiệm da có thể giúp bác sĩ tìm ra chính xác con bạn bị dị ứng với chất gì.



Rửa mũi bằng nước muối để làm sạch và loại tác nhân dị ứng bám trên niêm mạc mũi.(tuy nhiên rửa mũi không hẳn có lợi cho niêm mạc mũi) Điều này cũng giúp giảm nghẹt mũi.

Thuốc xịt mũi steroid là phương pháp điều trị tốt nhất cho các triệu chứng ở mũi. Các bác sĩ thường kê những loại thuốc xịt này trước tiên, nhưng có thể mất vài ngày đến một tuần trước khi chúng phát huy tác dụng. Bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng an toàn nhất cho độ tuổi của từng trẻ. (Lưu ý: thuốc xịt mũi steroid không giống như các steroid mà một số vận động viên thể thao sử dụng bất hợp pháp).
Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, bạn cũng có thể mua một số loại thuốc xịt mũi steroid mà không cần đơn thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định sử dụng thuốc xịt mũi steroid cho con mình, hãy hỏi bác sĩ xem con bạn có cần dùng thuốc này trong hơn 2 tháng trong năm hay không.
Sử dụng lâu hơn 2 tháng nên được bác sĩ theo dõi và có thể có phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh dị ứng của con bạn.

Các loại thuốc này giúp ngăn chặn các triệu chứng ngứa, hắt hơi và sổ mũi. Một số thuốc kháng histamine có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và không nên dùng cho trẻ nhỏ. Hãy hỏi bác sĩ trước khi thử bất kỳ loại thuốc mới nào.
Thuốc xịt mũi kháng histamine cũng có thể được dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu nuốt phải thuốc có thể khiến trẻ thấy mệt mỏi nên hãy bảo con bạn nhổ ra ngay nếu thấy thuốc chảy xuống cổ họng.

Thông thường, các loại dị ứng có thể được tiêm ngừa ngừa mỗi tuần hoặc một tháng bởi bác sĩ chuyên về dị ứng. Việc này có thể giúp giảm các triệu chứng về mắt và mũi, đồng thời giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn sau này.

Đối với một số loại dị ứng phấn hoa, có những loại thuốc có tác dụng giống như tiêm phòng dị ứng. Thuốc thường dưới dạng viên để hòa tan dưới lưỡi, có thể dùng hàng ngày trong vài tháng.
Nếu bạn muốn thử các loại thuốc không kê đơn cho con bạn, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn vì một số thuốc rất có thể không an toàn cho trẻ nhỏ.
Việc điều trị đúng cho con bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các triệu chứng của trẻ và các vấn đề sức khỏe khác. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về các phương pháp đang được áp dụng để điều trị con bạn.

Nếu con bạn bị triệu chứng cùng một thời điểm mỗi năm, hãy thông báo cho bác sĩ. Một số trẻ có thể được ngăn ngừa các triệu chứng bằng cách bắt đầu dùng thuốc một hoặc hai tuần trước thời điểm đó trong năm.


+ Giữ trẻ ở trong nhà vào một số thời điểm nhất định
+ Đóng cửa sổ ô tô và nhà cửa và sử dụng máy điều hòa không khí thay thế
+ Cho trẻ tắm trước khi đi ngủ để rửa sạch phấn hoa có thể bám trên tóc và da
+ Sử dụng máy hút bụi có bộ lọc đặc biệt (gọi là “bộ lọc HEPA”) để giữ không khí trong nhà sạch nhất có thể

+Giặt ga trải giường hàng tuần.
+Hãy bọc gối và nệm bằng vỏ nhựa vinyl để bảo vệ trẻ khỏi mạt bụi.
+Sử dụng ít vật dụng bám bụi hơn, đặc biệt là trong phòng ngủ (rèm, thảm trải sàn, thú nhồi bông…)
+ Thường xuyên vệ sinh máy điều hòa không khí và bộ lọc lò sưởi.
+ Hút bụi mỗi tuần bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA.
+ Giữ sạch cho vật nuôi và để vật nuôi ở khu vực ngoài sân, ngoài các phòng trẻ hay sinh hoạt.
____________
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”



Xem thêm: