“Ở nhà với mẹ mãi không sao nhưng cứ đi học là con ốm. Đi học được 2 ngày thì lại nghỉ ốm 1-2 tuần”. Đây chính là “hội chứng nhà trẻ” mà hầu như cha mẹ nào có con cũng gặp phải. Trẻ mới đi học sẽ tiếp xúc nhiều hơn với mầm bệnh, trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị ho, sốt, viêm tai giữa… lặp lại, gọi là “hội chứng nhà trẻ”.
HỘI CHỨNG NHÀ TRẺ (DAYCARE SYNDROME): 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐨𝐧 𝐜𝐮̛́ đ𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 𝐥𝐚̀ 𝐨̂́𝐦 ?!

𝑂̛̉ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑚𝑎̃𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑜 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑐𝑢̛́ đ𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑜𝑛 𝑜̂́𝑚. Đ𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 2 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑙𝑎̣𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑖̉ 𝑜̂́𝑚 1-2 𝑡𝑢𝑎̂̀𝑛…
”

Đây là chia sẻ không phải chỉ từ 1 mà của rất nhiều cha, mẹ khi có con nhỏ đi học (thường ở lứa tuổi mẫu giáo).
“𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐫𝐞̉ hay Daycare Syndrome là tình trạng lặp lại các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên như sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi hoặc ho…, thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng 1-2 năm đầu tiên khi đi học.
Vòng lặp con ốm, nghỉ ở nhà khỏe, đi học lại ốm với các triệu chứng như trên đã khiến không ít phụ huynh hoang mang không biết điều gì đang xảy ra và phải làm thế nào.

Theo chuyên gia, tình trạng này xảy ra phần nhiều do virus và thường gặp khi trẻ mới đi học hoặc đi học lại sau 1 thời gian dài.
“𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐫𝐞̉” thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Thậm chí ở những trẻ có đề kháng kém, bệnh có thể lặp lại mỗi tháng một lần.
Lý do là bởi khi đi nhà trẻ, mầm non, trẻ sinh hoạt trong một không gian giới hạn và tiếp xúc với nhiều người nên nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Trẻ rất dễ bị lây bệnh từ bạn học khác. Hơn nữa, ở độ tuổi này trẻ đang trong giai đoạn “𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜̂́𝑛𝑔 𝑚𝑖𝑒̂̃𝑛 𝑑𝑖̣𝑐ℎ”, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Do đó, đề kháng chưa đủ mạnh để phản xạ chống lại sự tấn công của các mầm bệnh.
HỘI CHỨNG NHÀ TRẺ – 𝐡𝐞̣̂ 𝐪𝐮𝐚̉ 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? 𝐂𝐨́ 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐧𝐠𝐡𝐢̉ 𝐡𝐨̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?
Có nhiều mẹ đã chia sẻ với bác sĩ là con đi học thường bị ho, chảy nước mũi, viêm tai giữa, viêm phế quản… tái đi tái lại nên chậm lớn và tăng cân. Cha mẹ lo lắng, con ốm lại thay nhau nghỉ làm để trông.
“Hội chứng nhà trẻ” khiến nhiều người lớn bị ảnh hưởng công việc, kinh tế và chất lượng sống còn trẻ nhỏ thì phần nào ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe dễ chán nản với việc đi học.



Ngoài viêm hô hấp trên trẻ còn có thể bị ảnh hưởng bởi 1-2 lần viêm nhiễm từ hệ tiêu hóa (nôn mửa/ tiêu chảy…) và một số ít vấn đề khác nữa.

Câu trả lời là không (trừ những trường hợp đặc biệt). Bởi vì:


𝐂𝐚̂̀𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐠𝐢̀ đ𝐞̂̉ 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐪𝐮𝐚 “𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐫𝐞̉”?

– Đưa trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm.
– Tránh các nơi tập trung đông người khác ngoài cơ sở nhà trẻ của con (điều này giúp con tránh gặp phải các vấn đề nhiễm trùng từ nhiều nguồn khác nhau).
– Hạn chế tối đa việc trẻ mút ngón tay, ngón chân hay núm vú giả, đây có thể là những con đường lây nhiễm vi trùng.
– Hướng dẫn những trẻ lớn rửa tay thường xuyên.

– Bác sĩ sẽ có thể đồng hành xuyên suốt cùng với cha mẹ và trẻ trong cả giai đoạn, sẽ hoàn toàn thấu hiểu tình trạng của từng bé.
– Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ có thể nhận ra và tránh việc chẩn đoán “oan” hội chứng này thành các bệnh lý khác như Bội nhiễm vi khuẩn (viêm mũi cấp, viêm VA cấp, viêm xoang cấp..); Viêm mũi dị ứng… dẫn đến chữa trị không đúng.
– Với “hội chứng nhà trẻ”, việc chăm sóc tại chỗ để giảm triệu chứng là việc được ưu tiên hàng đầu. Sử dụng thuốc là rất hạn chế bởi lợi ích từ thuốc đem lại là không đáng kể. Vậy nên nếu có bác sĩ theo sát sẽ khiến cha mẹ giảm bớt hoang mang.
Xem thêm: