Rate this post

1. VA và Amidan là gì ?

Có vai trò gì với trẻ nhỏ?  VA (Vòm họng) và Amidan đều là các tổ chức lympho nằm trong hệ thống miễn dịch vòng Waldeyer, có chức năng giúp cơ thể nhận diện vi khuẩn, virus khi xâm nhập qua đường hô hấp trên (mũi, miệng). Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, VA và Amidan đóng vai trò “hàng rào bảo vệ” đầu tiên. Tuy nhiên, chính vì thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh nên các tổ chức này dễ bị viêm nhiễm, quá phát – đặc biệt trong môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, hoặc trẻ đi học sớm, tiếp xúc nhiều người.

7 CÂu HỎi ThƯỜng GẶp VỀ PhẪu ThuẬt Va VÀ Amidan Ở TrẺ NhỎ
7 CÂu HỎi ThƯỜng GẶp VỀ PhẪu ThuẬt Va VÀ Amidan Ở TrẺ NhỎ

2. Khi nào cần nạo VA, cắt Amidan?

Không phải trường hợp viêm nào cũng cần phẫu thuật. Đa số trẻ được chỉ định điều trị nội khoa trước (dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, xịt mũi…) và theo dõi. Tuy nhiên, nạo VA hoặc cắt Amidan sẽ được cân nhắc khi:

*Trường hợp cần nạo VA:

• Trẻ ngáy to, ngủ không sâu giấc, hay giật mình.

• Có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ.

• Thường xuyên nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài, viêm mũi xoang tái phát.

Viêm tai giữa tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm).

• VA quá phát gây biến dạng khuôn mặt: mặt dài, miệng há, mũi tẹt.

*Trường hợp cần cắt Amidan:

• Viêm Amidan tái phát trên 5-6 lần/năm.

• Amidan quá to, chặn đường thở, ảnh hưởng ăn uống, giọng nói.

• Amidan hóa mủ, viêm hốc mủ, tạo ổ vi khuẩn mạn tính.

• Gây biến chứng toàn thân như thấp khớp, viêm cầu thận, viêm tim.

3. Nạo VA, cắt Amidan có ảnh hưởng đến miễn dịch không ?

Đây là thắc mắc rất phổ biến. Nhiều cha mẹ cho rằng việc cắt bỏ VA hoặc Amidan sẽ khiến trẻ bị giảm sức đề kháng. Tuy nhiên:
 • Thực tế, khi VA và Amidan đã viêm mạn tính hoặc quá phát, chúng không còn giữ được vai trò bảo vệ, mà trở thành “ổ vi khuẩn” gây hại cho sức khỏe trẻ.
 • VA và Amidan không phải là cơ quan miễn dịch duy nhất. Cơ thể còn nhiều cơ quan khác (hạch bạch huyết, lách, tủy xương…) giúp trẻ chống lại tác nhân gây bệnh.
• Sau phẫu thuật, trẻ thường ít bị ốm vặt hơn, ăn ngủ tốt hơn, cải thiện cân nặng và chiều cao rõ rệt.

4. Viêm amidan gây biến chứng gì?

Áp-xe quanh amidan: Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
Do độc tố của liên cầu khuẩn gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa…
Viêm khớp cấp: Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
Viêm cầu thận: Khả năng bị viêm cầu thận sau viêm amidan và chuyển thành viêm thận cấp sau đó là đáng lo ngại. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng từ amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở. Nếu đồng thời có triệu chứng bệnh VA phì đại sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, nghiêm trọng có thể gây tình trạng thiếu ôxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc.

5. Phẫu thuật nạo VA, cắt Amidan có nguy hiểm không?

Đây là các thủ thuật thường quy, được thực hiện phổ biến tại các cơ sở Tai Mũi Họng. Phẫu thuật diễn ra nhanh, an toàn nếu:
• Trẻ được đánh giá kỹ trước mổ (xét nghiệm máu, khám tiền mê…)
• Thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám uy tín, có trang thiết bị hiện đại.
• Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng có nhiều kinh nghiệm, theo dõi sát sau mổ. Thông thường, sau 5–7 ngày, trẻ hồi phục hoàn toàn và có thể sinh hoạt lại bình thường. 

6. Phụ huynh cần lưu ý gì khi bác sĩ chỉ định nạo VA hoặc cắt Amidan ?

• Không nên nóng vội quyết định phẫu thuật khi chưa hiểu rõ tình trạng của trẻ.
• Hỏi kỹ bác sĩ về:
• Tình trạng cụ thể của con.
• Có cần phẫu thuật ngay không? Nếu không làm thì ảnh hưởng gì?
• Nếu làm thì có rủi ro gì? Quá trình hồi phục ra sao?
• Tuyệt đối không tự ý trì hoãn, nếu trẻ có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, viêm tai giữa tái phát… vì có thể để lại biến chứng nguy hiểm. 

7. Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật VA, Amidan như thế nào ?

• Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh 7–10 ngày đầu.
• Cho trẻ ăn đồ mềm, nguội, dễ nuốt (cháo, súp, sữa).
• Không cho trẻ ăn đồ cứng, cay, nóng, có thể gây chảy máu vùng mổ.
• Uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ và tái khám đúng hẹn. 

KẾT LUẬN

🔸 Nạo VA hay cắt Amidan không phải phẫu thuật quá phức tạp, đây là một trong những phẫu thuật thường quy của Tai Mũi Họng
🔸Lời khuyên dành cho phụ huynh là không nên lạm dụng hoặc vội vàng quyết định khi chưa tìm hiểu kỹ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng (đặc biệt với các bác sĩ đã có kinh nghiệm lâu năm về các ca tương tự) để được tư vấn cụ thể nhất.
🔸Sau khi thăm khám, nếu bác sĩ có chỉ định nạo VA thì cha mẹ nên hỏi rõ về tình trạng của con, nếu không nạo thì có ảnh hưởng gì, nạo thì có nguy cơ gì không.
🔸Và cha mẹ chớ vì lo trẻ suy giảm khả năng miễn dịch mà không nạo VA cho trẻ. Thực tế, có những VA quá phát ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thì cần được xử lý sớm.

__________
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”
📍Địa chỉ: 143 Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
⏱ Thời gian làm việc: 8h00 – 20h00
📞 Hotline: 0916.666.143
#phongkhamtaimuihongheka #phongkhamtaimuihong #heka #hekaclinic #hekagroup #chamsoctaimuihong 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *