Rate this post
1. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ.
Viêm mũi dị ứng có chu kỳ thường liên quan đến yếu tố thời tiết, môi trường và mùa trong năm.
*Triệu chứng:
– Ngứa mũi, hắt hơi liên tục.
– Cay mắt, chảy nước mắt, nước mũi trong.
– Đau đầu, mệt mỏi, uể oải.
*Đặc điểm:
– Bệnh tái phát hàng năm vào thời điểm giao mùa (đầu mùa lạnh, đầu mùa nóng).
– Cơn dị ứng xuất hiện đột ngột, kéo dài vài ngày đến vài tuần rồi tự khỏi.
– Một số người có thể tái diễn bệnh nhiều năm liên tiếp.
*Nguyên nhân:
– Thay đổi thời tiết đột ngột.
– Tiếp xúc với phấn hoa, bụi mịn, hoặc các dị nguyên theo mùa.
2. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ
Đây là thể viêm mũi dị ứng thường gặp hơn, với triệu chứng dễ nhận biết nhưng kéo dài và nặng hơn.
*Triệu chứng:
– Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
– Nước mũi chuyển từ trong sang đặc quánh, gây khó chịu.
– Hắt hơi liên tục trong nhiều giờ, khiến dịch tiết ứ đọng, đau họng.
*Đặc điểm:
– Không lặp lại theo thời kỳ cố định.
– Thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc khi gặp gió lạnh, bụi bẩn.
*Nguyên nhân:
– Tiếp xúc với dị nguyên hàng ngày (khói bụi, lông động vật).
– Cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch nhạy cảm.
3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Để kiểm soát viêm mũi dị ứng, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị:
– Sử dụng thuốc điều trị: Thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi (theo chỉ định bác sĩ).
– Hạn chế tiếp xúc dị nguyên: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ môi trường sống sạch sẽ.
– Điều chỉnh lối sống: Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
____________
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”



Xem thêm: