Viêm tai giữa (viêm tai giữa cấp) là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý không thể chủ quan bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, Heka sẽ cung cấp những lưu ý trong quá trình phát hiện và điều trị viêm tai giữa để việc điều trị trở nên hiệu quả hơn.

Việc chẩn đoán xác định viêm tai giữa (VTG) cấp cần được xác định bởi một bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giàu kinh nghiệm.
Một ca VTG cấp có thể được kết luận khi thấy các triệu chứng sau: màng nhĩ phồng và có dịch ở bên trong tai giữa, hoặc tình trạng chảy mủ ở tai (do thủng màng nhĩ), màng nhĩ xung huyết kèm theo các triệu chứng cấp tính (đau tai, sốt…).
Trong nhiều trường hợp màng nhĩ xung huyết đỏ không kèm theo triệu chứng của đợt cấp thì chỉ có 15% giá trị để chẩn đoán một ca VTG.


Khi đã được chẩn đoán xác định VTG cấp, bạn cần phối hợp với bác sĩ để kiên trì đi đến cuối phác đồ điều trị.
Thông thường sau khi bắt đầu điều trị khoảng 𝟯 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 triệu chứng sẽ cải thiện rõ (trẻ đỡ đau tai, đỡ quấy khóc, ngủ ngon giấc….) tuy nhiên mầm bệnh gây VTG cấp sẽ chưa bị tiêu diệt hết. Theo số liệu thực tế, trẻ dưới 2 tuổi 𝗰𝗮̂̀𝗻 𝗶́𝘁 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁 𝟭𝟬 𝗻𝗴𝗮̀𝘆, trẻ trên 2 tuổi cần ít nhất 5-7 ngày để xác định hiệu quả của một đợt điều trị VTG cấp.
VTG cấp tái phát được xác định bởi sự phát triển trở lại của các dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh trong vòng 𝟯𝟬 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 sau khi hoàn thành điều trị thành công; hoặc trong vòng 𝟭𝟱 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 sau khi hoàn thành đợt điều trị trước đó (điều này thường xảy ra do vẫn còn tồn tại mầm bệnh).
Cho dù có dùng kháng sinh hay không dùng kháng sinh, sự tồn tại của dịch ứ đọng trong tai giữa sau khi giải quyết các triệu chứng cấp tính là phổ biến.



Việc tiếp nhận thông tin không cặn kẽ dẫn tới việc các bậc cha mẹ tự ý giữ trẻ ở nhà để theo dõi, cho đến khi trẻ bị nặng mới đưa đi khám, điều này gây khó khăn và làm phức tạp quá trình điều trị VTG cấp.
Thông thường, quá trình “quan sát ban đầu” (từ 1-3 ngày sau khi có triệu chứng) cần được đánh giá và kiểm soát liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Việc “quan sát ban đầu” chỉ nên áp dụng với những trẻ trên 2 tuổi (không có suy giảm miễn dịch, không có bất thường về sọ mặt) với các triệu chứng nhẹ, không có chảy dịch tai và đặc biệt cha mẹ/ người chăm sóc hiểu rõ được lợi ích tác hại của vấn đề này.



Vi khuẩn và virus là 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm tai giữa ở trẻ.
Khi trẻ bị đau họng, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp hay ốm sốt,… sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn từ mũi họng thông qua dịch đờm, dịch tiết xâm nhập vào tai giữa. Nhiễm vi trùng thường phức tạp do nhiễm khuẩn thứ phát.



Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ góp phần rất lớn vào việc có được phác đồ điều trị chính xác, từ đó tăng khả năng điều trị bệnh hiệu quả.
.






____________
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HEKA
“𝐾ℎ𝑎́𝑚 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖́ 𝑜́𝑐, 𝑐ℎ𝑢̛̃𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚”



Xem thêm: